Dưới đây là kết quả khảo sát.
(Theo International Vietnamese Academics Network)
" alt=""/>Điều gì quan trọng nhất với du học sinh khi trở về?BTC cho biết, thông qua nhìn nhận, đánh giá giá trị tư liệu của các bộ thư tịch cổ đương thời, nội dung trọng tâm của buổi talkshow thảo luận những hiểu biết về Việt Nam của giới trí thức Trung Hoa thế kỷ XVI. Đây là một giai đoạn lịch sử đặc biệt vì thế kỷ XV, XVI đã diễn ra nhiều diễn biến phức tạp trong quan hệ giữa triều Minh với các triều Hồ, Lê sơ và Mạc.
Trong bối cảnh đó, xuất hiện các ghi chép có hoàn cảnh biên soạn khác nhau, do nhiều đối tượng, từ sử quan, trí thức quan lại xuất thân Nho học, có cả những viên tướng từng trực tiếp cầm quân xâm lược Đại Việt sao soạn. Các ghi chép này nhằm nhiều mục đích, trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết, từ hình thế núi sông, diên cách hành chính, nhân vật lịch sử, phong tục tập quán, về các sự kiện liên quan đến quan hệ Việt - Trung của quan lại, triều đình người Hán. Việt kiệu thưcủa Lý Văn Phượng nằm trong số đó.
Việt kiệu thư là trước tác duy nhất hiện còn lưu giữ được của Lý Văn Phượng - một viên quan nhà Minh xuất thân khoa cử, nhận nhiệm vụ quản lý, giám sát các hoạt động quân đội, bao gồm luyện tập tuần phòng, bố trí đồn sở, các việc liên quan đến binh dịch tại Quảng Đông, Vân Nam. Bộ sách được hoàn thành vào tháng 6 năm Canh Tý niên hiệu Minh Gia Tĩnh thứ 19 (1540) là biên khảo có giá trị cao, vừa là một biên khảo địa phương chí, địa lý chí, vừa là một sử thư - tức ghi chép lịch sử… cung cấp thông tin cho việc nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, lịch sử Việt Nam.
GS. Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch hội Khoa học lịch sử Việt Nam đánh giá đây là cuốn sách có giá trị cao, vừa là một biên khảo địa phương chí, địa lý chí, vừa là một sử thư (ghi chép lịch sử)… cung cấp thông tin cho việc nghiên cứu lịch sử quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và lịch sử Việt Nam trong giai đoạn thế kỷ XV-XVI.
“Đây là một trong những ghi chép nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết hình thế núi sông, hành chính, nhân vật lịch sử, phong tục tập quán nước ta của quan lại, triều đình người Hán,” ông nói.
GS. Nguyễn Quagn Ngọc cho rằng đây là tài liệu quý, phục vụ hiệu quả công tác nghiên cứu lịch sử. Khi còn là một sinh viên khoa Sử của Đại học Tổng hợp (nay là Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn), ông đã thấy cuốn Việt kiệu thư trong thư viện ở dạng chép tay. Mỗi khi cần thông tin trong sách, các sinh viên vẫn phải tự chép lại vào sổ tay của mình.
Đánh giá về giá trị sử liệu của Việt kiệu thư, PGS.TS. Trần Trọng Dương (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cho rằng: “Do tính chất là một tập sử liệu nhằm phục vụ việc quân sự, Việt kiệu thư chứa trong mình nhiều thông tin đa chiều về Đại Việt. Trước hết, đó là nguồn sử liệu về mối quan hệ giữa triều Hồ, Lê sơ, và Mạc với nhà Minh. Ở những phần sử chí về lịch triều, các sử liệu không có nhiều điểm khác biệt so với các bộ sử lớn hơn. Nhưng, những phần sưu tầm về giai đoạn thế kỷ XV-XVI của cuốn sách này có thể đem đến nhiều sử kiện và văn kiện mới. Đây rõ ràng là nguồn tư liệu rất quan trọng để nghiên cứu về lịch sử quan hệ bang giao bổ sung cho các pho chính sử của cả hai phía”.
Tình Lê
" alt=""/>Ra mắt bộ tác phẩm 'Việt kiệu thư'Để góp phần nâng cao chỉ số chuyển đổi số của tỉnh, trong đó có chỉ số về phát triển chính quyền số, Sở TT&TT Thừa Thiên Huế đã cùng các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện rà soát, tổng hợp danh sách dịch vụ công trực tuyến. Trên cơ sở đó, Sở TT&TT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành danh mục các dịch vụ công trực tuyến toàn trình cung cấp lên Cổng dịch vụ công tỉnh năm 2022.
Theo danh mục mới vừa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành, trên cổng thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh tại địa chỉ dichvucong.thuathienhue.gov.vn, người dân và doanh nghiệp có thể sử dụng 1.159 dịch vụ cấp sở, ban, ngành; 150 dịch vụ cấp huyện; 50 dịch vụ cấp xã ở nhiều lĩnh vực khác nhau như hộ tịch, giáo dục, y tế, công thương...
Lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan chuyên môn của tỉnh, huyện, xã tổ chức triển khai cung cấp dịch vụ công theo các mức độ được công bố; thường xuyên rà soát, cập nhật danh mục dịch vụ công các mức độ khi có sự thay đổi.
Sở TT&TT Thừa Thiên Huế có trách nhiệm hỗ trợ, hướng dẫn các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện cấu hình quy trình xử lý dịch vụ công khi có yêu cầu 2 chỉnh sửa, bổ sung.
Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có trách nhiệm theo dõi, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện rà soát, cập nhật kịp thời các thủ tục hành chính trên Cổng thủ tục hành chính của tỉnh. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp tỉnh/huyện cấu hình dịch vụ công trực tuyến, xác nhận hồ sơ kiểm thử, tích hợp dịch vụ công trực tuyến từ Cổng dịch vụ công tỉnh lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
![]() |
Ứng dụng Hue-S là 1 trong những kênh mà người dân, doanh nghiệp tại Huế có thể sử dụng dịch vụ công trực tuyến. |
Thông tin về hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ cao tại Thừa Thiên Huế, đại diện Sở TT&TT cho biết, tính đến giữa tháng 6/2022, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ là 49% và tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến đạt trên 53,5%.
Trên quy mô toàn quốc, theo số liệu của Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ tính đến tháng 6/2022 đã đạt 45,78%, tăng khoảng 1,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái; tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến tính đạt 36,91%, tăng 10% so với cùng kỳ.
Sở dĩ có sự gia tăng trên, theo lý giải của Cục Tin học hóa, là do thời gian qua, các địa phương đã đôn đốc và giao chỉ tiêu triển khai dịch vụ công trực tuyến đến từng sở ngành, quận, huyện. Do đó, các đơn vị đã tích cực vận động người dân, doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
Trong hướng dẫn các bộ, tỉnh nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến, Bộ TT&TT cũng chỉ rõ, để cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến hiệu quả, cơ quan nhà nước phải xuất phát từ nhu cầu, lợi ích, trải nghiệm của người dân. Người dân chỉ sử dụng dịch vụ công trực tuyến khi được tiếp cận dễ dàng, có kỹ năng, thiết bị và động lực sử dụng.
Vân Anh
Sau khi Cổng dịch vụ công tỉnh Thái Nguyên tích hợp chữ ký số cá nhân, người dân trên địa bàn tỉnh có thể dễ dàng đăng ký, sử dụng chữ ký số trên di động để thực hiện các thủ tục hành chính.
" alt=""/>Thừa Thiên Huế công bố hơn 1.300 dịch vụ công trực tuyến toàn trình